PHẦN 1: LÝ THUYẾT | PART 1: THEORY
PHẦN 2: THỰC HÀNH TRÊN MÔ HÌNH | PART 2: PRACTICE ON MANOCANH
PHẦN 3: THỰC HÀNH TRÊN NGƯỜI THẬT | PART 3: PRACTICE ON PEOPLE
Trang 1 / 2

VBA.CS.LT3 LỊCH SỬ NGÀNH NỐI MI | HISTORY OF EYELASH EXTENSIONS

  1. GIAI ĐOẠN TRƯỚC CÔNG NGUYÊN

Ở thời Ai Cập cổ đại, 3500-2500 năm trước công nguyên, cả đàn ông lẫn phụ nữ đều yêu thích tô điểm cho lông mi của mình. Họ thường dùng phấn bột đen và một số loại mỡ đen để làm lông mi đậm màu và sắc nét hơn.

10

Thời La Mã cổ, người ta tin rằng mi mắt dài là dấu hiệu chứng tỏ trinh tiết của một người phụ nữ. Như theo học giả Pliny: “Lông mi sẽ rụng khi người phụ nữ quan hệ tình dục, do đó họ cần phải giữ một bờ mi dài để chứng tỏ rằng mình vẫn còn trong trắng.”

Trong xã hội Rome cổ đại(753 trước công nguyên đến năm 476 sau cn) người ta truyền tai nhau rằng việc quan hệ chăn gối quá độ sẽ khiến lông mi rụng nhiều hơn bình thường và đó là lý do các cô gái ra sức chăm chút cho hàng mi để chứng tỏ sự trong trắng, đức hạnh của mình.

Phấn bột đen và gỗ bần cháy là hai nguyên liệu làm đẹp lông mi phổ biến được hầu hết phái nữ tin dùng. ( Người ta hay đốt cái que để chuốt lông mày và mi mắt).

6
  1. GIAI ĐOẠN SAU CÔNG NGUYÊN

Phụ nữ Châu Âu thời Trung cổ và Phục hưng, ( 1066-1458) Vầng trán rộng được coi là đẹp nhất, Lông mi bị coi là biểu tượng của sự lẳng lơ và một khuôn mặt mộc mới là chuẩn đẹp của thời này. Do vậy, phụ nữ thường nhổ sạch lông mi.
Thời kỳ Elizabeth 1533-1603: Nữ hoàng Elizabeth người Anh đã trở thành hình mẫu của cái đẹp. Nữ hoàng vốn có mái tóc màu nâu đỏ tự nhiên nên phái đẹp đua nhau nhuộm tóc và nhuộm cả lông mi để được giống bà. Thứ mà họ dùng để nhuộm lông mi thành màu nâu đỏ chính là nước quả berry và muội than.

Đến năm 1899, có rất nhiều cô gái tìm đến phương pháp “cấy” mi giả bằng… kim khâu. Người ta cũng đã nghĩ đến việc dùng keo dán tóc người vào mi, nhưng cách này chưa được thành công lắm vì tóc dính không chặt vào mi mắt và nhanh chóng rơi ra.

  1. NHỮNG PHÁT MINH RA ĐỜI

Năm 1902, chuyên gia về tóc người Đức kiêm phát minh Charles Nessler (còn gọi là Karl Nesslerhay Charles Nestle) đã cấp bằng sáng chế “Phương pháp mới và cải tiến về sản xuất lông mày, lông mi giả và các sản phẩm tương tự” tại Vương quốc Anh.

Vào năm 1911, một phụ nữ Canada tên Anna Taylor đã được trao bằng phát minh cho lông mi giả. Cô đã sáng tạo ra một sản phẩm từ những sợi tóc và vải nhỏ xíu, kết thành hình vòng cung.

Nhà chế tạo nước hoa Eugene Rimmel đã phát minh ra mascara dạng bánh vào cuối thế kỷ 19. Loại mascara này có dạng bánh hình vuông bao gồm xà bông trộn lẫn với hồ bóng, và phải dùng cọ ướt để thoa lên lông mi.

12
  1. NHỮNG THÀNH TỰU NỐI MI

1970 Công nghệ nối mi được biết ở Hàn Quốc, lúc bấy giờ rất thịnh hành kiểu nối từ 6-8 sợi giả lên 2-3 sợi mi thật hay còn gọi là nối mi chùm, sợi mi được cắm vào sát da không theo một quy luật nào hết giống như một hàng rào chắn phía trước đôi mắt cộng thêm chất lượng keo nối mi thời điểm lúc ấy chưa được hoàn thiện gây ra nhiều tác hại xấu cho quá trình phát triển của sợi mi thật và độ thẩm mỹ không được cao.

2005, công nghệ nối mi Nhật Bản nối một sợi mi giả vào một sợi mi thật với khoảng cách da an toàn ra đời và kỹ thuật One By One vẫn đang phát triển đến ngày hôm nay.

Năm 2013, trong buổi chụp hình cho người mẫu, để mắt người mẫu long lanh và tự nhiên hơn, nghệ nhân người Nga Olga Dobronravova người đã sáng tạo ra kiểu nối 2,3 sợi mi giả gắn lên 1 sợi mi thật, gọi là kỹ thuật nối mi Volume. Nhưng người góp công lớn trong việc phổ biến mi Volume ra thế giới như hiện nay là cô Irina Levchuck, rất nhanh chóng mi Volume được yêu thích khắp các quốc gia châu Âu đặc biệt là các ngôi sao Holywood

Tháng 9/2013 cô Irina Levchuck được mời sang Đài Loan biểu diễn, tại đây công ty Biomooi đã học hỏi và sáng kiến ra đời kỹ thuật Hoa Hồng Đen vẫn là tạo fan nhiều sợi nhưng sợi mi sole, mỏng nhẹ và tự nhiên hơn phù hợp với dáng mặt phụ nữ Á Đông.

Đến năm 2015, Hoa Beauty Lash đã mang kỹ thuật mi Volume về dạy lần đầu tiên ở Việt Nam. Cũng trong năm này, công ty Hoalys mang kỹ thuật mi Hoa Hồng đen về dạy tại Việt Nam.